Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Lái xe nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi mở cửa xe ô tô

Tại Mỹ, cứ 5 vụ tai nạn giữa ô tô và xe đạp thì có ít nhất 1 vụ liên quan đến việc mở cửa đột ngột của tài xế ô tô. Điều này cũng tương tự như ở Việt Nam khi số lượng ô tô và xe máy ngày một tăng, gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc nên thay đổi trong hành vi tưởng chừng như đơn giản này.
Đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra liên quan đến sự bất cẩn trong việc mở cửa xe ô tô của tài xế. Sự việc này đã và đang dậy sóng dư luận trong thời gia vừa qua. Vậy lái xe nên làm gì?

Những lưu ý mở cửa xe ô tô để phòng tránh tai nạn giao thông

Hiện tại, rất nhiều người trong chúng ta, cả tài xế lẫn hành khách dùng cánh tay ngay cạnh cửa để mở cửa, thói quen này vô hình chung khiến ta quên mất việc quan sát bên ngoài hay “liếc qua” gương chiếu hậu nhằm kiểm tra các điểm mù, do đó rất dễ gây ra các vụ va chạm không mong muốn vì không được xử lý kịp thời.
Không chỉ vậy, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ nếu mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 400.000 đồng. Còn nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước bằng lái từ 2 đến 4 tháng. Nhưng những va chạm này sẽ được hạn chế đáng kể nếu các bác tài lẫn hành khách trên xe vận dụng nguyên lý mở cửa “Dutch Reach” của người Hà Lan.
Nguyên lý này được lý giải đơn giản như sau: “Dù ngồi ở bất kì vị trí nào trên xe, dù là xe có vô-lăng bên trái hay bên phải, bạn hãy dùng cánh tay ở phía xa cánh cửa để thực hiện thao tác mở”. Sự thay đổi tư thế trong thao tác này sẽ khiến cơ thể có xu hướng xoay về phía sau, vì vậy luôn có thể chủ động quan sát không gian quanh xe, hoặc nhìn vào gương chiếu hậu và phát hiện ra các chướng ngại vật có thể xuất hiện tại các điểm mù. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản được huấn luyện cho các bác tài tại Hà Lan, thậm chí họ còn hạ cửa kính và mở cửa từ tay nắm bên ngoài nhằm hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro.
Ngoài ra, khi dừng đỗ xe người lái cũng nên chủ động nhắc nhở các hành khách chú ý việc mở cửa xe, tốt hơn cả người lái có nên chủ động xuống xe và mở cửa cho các hành khách lớn tuổi hay người chưa quen với việc đi xe ô tô. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ hiếu động thì cần chú ý sử dụng khóa cửa trẻ em ở cửa sau phía bên lái xe. Như vậy sẽ giúp hành khách lẫn người bên ngoài luôn được an toàn, phòng tránh các tai nạn không đáng tiếc.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện 2 bánh cũng không thể chủ quan khi đi cạnh những chiếc ô tô đỗ bên đường, nhất là các đoạn đường hẹp nhằm xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Hình ảnh minh họa bên dưới cho thấy phần màu đỏ là “nơi nguy hiểm trong khi vùng màu vàng sẽ là an toàn hơn. Người điều khiển phương tiện 2 bánh nên chủ động giữ khoảng cách an toàn so với “vùng mở cửa” của ô tô, khoảng 1 mét tính từ thân xe, đồng thời giảm tốc khi đi ngang các phương tiện này, có như vậy mới giảm thiểu được các rủi ro va chạm không mong muốn cho cả hai bên.
Xem thêm: Túi khí là gì? Vì sao cần phải có túi khí trong xe ô tô

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Mẹo canh xe để tránh va chạm

Lái xe ô tô khác biệt rất lớn so với điều khiển xe máy, đa phần phụ thuộc vào cảm giác của người lái và xe. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể lý tính cảm giác này nếu nắm bắt được một số mẹo canh xe để tránh va chạm, tránh tai nạn và giảm các va quẹt không đáng có.

Canh đầu xe

Đầu xe là khu vực khó khăn nhất cho những lái mới. Thiết kế đặc trưng của xe ô tô khiến không gian ngay trước đầu xe vô tình là điểm mù với người lái. Để có thể canh khoảng cách tốt nhất với xe phía trước, chúng ta nên kiếm một chiếc xe đang đậu. Sau đó, điều khiển xe đến ngay sau chiếc xe đó từng chút một, rồi ra khỏi xe để ước lượng khoảng cách. Tới khi nào, xe chúng ta còn cách xe phía trước khoảng 0,5 mét là được, đồng thời hãy ghi nhớ khoảng cách ấy để ước lượng khi di chuyển trên đường.
Thông thường chân trái của lái xe được thiết kế điểm tựa ngay phía trên bánh trước phía bên tài. Do đó, đây cũng có thể xem là điểm đối chiếu tốt, giúp lái xe căn khoảng cách tốt với xe phía trước.

Canh hông xe

Hông xe bên phải cũng là điểm khó với các lái mới hoặc những ai ít lái xe. Chúng ta thường chừa khoảng trống khá xa, do lo sợ va chạm với các phương tiện đi bên phải như xe máy, xe đạp…
Để khắc phục và cải thiện điều này, bạn có thể nhờ một người đứng ngay đèn pha bên phải của xe. Sau đó hãy ghi nhớ trong đầu khoảng cách này để có thể duy trì khoảng cách phù hợp với các phương tiện khác trên đường. Bạn có thể dùng giấy màu dán trên góc capô nếu cần thiết để ghi nhớ.
Mẹo này cũng có thể dùng trong các trường hợp cặp lề, giúp xe bạn không bị cấn lề đường, gây hư lốp và la-zăng.

Canh đuôi xe khi đỗ song song hay vuông góc

Ngày nay, các xe hầu như đã được trang bị cảm biến lùi hoặc camera lùi, nhờ đó lái xe đã nhàn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với các xe đời cũ hay phiên bản tiêu chuẩn thấp chưa được trang bị tiện ích trên, chúng ta cũng cần những mẹo canh xe giúp lùi xe được an toàn.
Trường hợp đỗ xe song song, chúng ta cần ước lượng khu vực đỗ xe có vừa với chiều dài xe của mình. Thông thường, khoảng trống lý tưởng để đỗ xe bằng chiều dài của xe cộng thêm nửa mét phía trước và sau. Như vậy, xe trước hay sau cũng có thể ra vào dễ dàng.
Để xe có thể lùi vào một cách dễ dàng, chúng ta phải đậu song song với xe phía trước và cách khoảng 0,5 mét. Vị trí tốt nhất để bắt đầu lùi là khi gương chiếu hậu bên phải của xe chúng ta ngang bằng với xe phía trước.
Khi đánh lái vào trong, luôn duy trì khoảng cách 20 – 30 cm với xe bên cạnh trên gương chiếu hậu bên phải, đồng thời nhìn vào gương chiếu hậu bên trái để có thể ước lượng khoảng cách với xe phía sau. Chúng ta cũng có thể quay hẳn ra phía sau để quan sát nếu thực sự cần thiết, lưu ý không tiếp tục lùi xe khi quay ra phía sau.
Khi bánh xe bên trái còn cách lề khoảng 1 mét, bạn bắt đầu đánh lái sang trái để thân xe bắt đầu ghép song song với lề đường. Bạn cũng liên tục nhìn gương chiếu hậu trái để canh khoảng cách với đuôi xe phía sau. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dừng lại và bước ra ngoài quan sát nếu cần. Lúc này, bạn cũng phải để ý đầu xe có va chạm với xe trước hay không. Sau khi xe ghép dọc với đường, bạn có thể trả lái thằng và cân đối khoảng trống trước sau, giúp các xe khác có thể ra vào chỗ đậu dễ dàng hơn.
Trường hợp đỗ xe vuông góc, điểm quan trọng chúng ta cần thấy được đầu xe hay góc vuông của bãi đỗ qua gương chiếu hậu. Duy trì khoảng cách từ 20 – 30 cm đối với vật cản trong suốt quá trình đánh lái vào chỗ đỗ. Khi đuôi xe chúng ta đã song song với các xe đang đỗ trong bãi, chỉ cần lùi xe vào cho tới khi gương chiếu hậu của chúng ta ngang bằng với hai xe bên cạnh là được. Không nên lùi sâu hơn vì có thể va chạm ở phía sau.

Tránh xe ngược chiều

Trên đường có sẵn vạch chia hướng di chuyển, việc tránh xe ngược chiều tương đối đơn giản. Chúng ta sẽ căn theo vạch chia để tránh xe ngược chiều. Tuy nhiên nếu đường không có sẵn vặch chia hướng di chuyển, chúng ta cần phải tưởng tượng ra tim đường ảo.
Khi bánh xe bên trái còn cách lề khoảng 1 mét, bạn bắt đầu đánh lái sang trái để thân xe bắt đầu ghép song song với lề đường. Bạn cũng liên tục nhìn gương chiếu hậu trái để canh khoảng cách với đuôi xe phía sau. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dừng lại và bước ra ngoài quan sát nếu cần. Lúc này, bạn cũng phải để ý đầu xe có va chạm với xe trước hay không. Sau khi xe ghép dọc với đường, bạn có thể trả lái thằng và cân đối khoảng trống trước sau, giúp các xe khác có thể ra vào chỗ đậu dễ dàng hơn.
Trường hợp đỗ xe vuông góc, điểm quan trọng chúng ta cần thấy được đầu xe hay góc vuông của bãi đỗ qua gương chiếu hậu. Duy trì khoảng cách từ 20 – 30 cm đối với vật cản trong suốt quá trình đánh lái vào chỗ đỗ. Khi đuôi xe chúng ta đã song song với các xe đang đỗ trong bãi, chỉ cần lùi xe vào cho tới khi gương chiếu hậu của chúng ta ngang bằng với hai xe bên cạnh là được. Không nên lùi sâu hơn vì có thể va chạm ở phía sau.

Tránh xe ngược chiều

Trên đường có sẵn vạch chia hướng di chuyển, việc tránh xe ngược chiều tương đối đơn giản. Chúng ta sẽ căn theo vạch chia để tránh xe ngược chiều. Tuy nhiên nếu đường không có sẵn vặch chia hướng di chuyển, chúng ta cần phải tưởng tượng ra tim đường ảo.
Khi bánh xe bên trái còn cách lề khoảng 1 mét, bạn bắt đầu đánh lái sang trái để thân xe bắt đầu ghép song song với lề đường. Bạn cũng liên tục nhìn gương chiếu hậu trái để canh khoảng cách với đuôi xe phía sau. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dừng lại và bước ra ngoài quan sát nếu cần. Lúc này, bạn cũng phải để ý đầu xe có va chạm với xe trước hay không. Sau khi xe ghép dọc với đường, bạn có thể trả lái thằng và cân đối khoảng trống trước sau, giúp các xe khác có thể ra vào chỗ đậu dễ dàng hơn.
Trường hợp đỗ xe vuông góc, điểm quan trọng chúng ta cần thấy được đầu xe hay góc vuông của bãi đỗ qua gương chiếu hậu. Duy trì khoảng cách từ 20 – 30 cm đối với vật cản trong suốt quá trình đánh lái vào chỗ đỗ. Khi đuôi xe chúng ta đã song song với các xe đang đỗ trong bãi, chỉ cần lùi xe vào cho tới khi gương chiếu hậu của chúng ta ngang bằng với hai xe bên cạnh là được. Không nên lùi sâu hơn vì có thể va chạm ở phía sau.

Tránh xe ngược chiều

Trên đường có sẵn vạch chia hướng di chuyển, việc tránh xe ngược chiều tương đối đơn giản. Chúng ta sẽ căn theo vạch chia để tránh xe ngược chiều. Tuy nhiên nếu đường không có sẵn vặch chia hướng di chuyển, chúng ta cần phải tưởng tượng ra tim đường ảo.
Trường hợp này, lái xe cần nắm vững quy tắc 3 giây khi di chuyển. Chọn một mốc xe phía trước vừa di chuyển tới như cột điện hoặc biển quảng cáo, nếu sau 3 giây, xe chúng ta cũng vừa tới điểm này là khoảng cách an toàn. Ngoài ra, khi di chuyển ở tốc độ cao, chúng ta cũng hạn chế việc bám đuôi xe phía trước. Thói quan này vừa hạn chế tầm nhìn, vừa nguy hiểm cho chúng ta và những phương tiện khác.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

Những điểm cần lưu ý khi lái xe ô tô mà rất ít người quan tâm đến

Lời khuyên của các chuyên gia giúp bạn lái xe ô tô an toàn

Các điểm cần lưu ý này nghe qua có vẻ rất đơn giản nhưng thực sự lại khá quan trọng. Không chỉ những “tài mới” mà ngay cả “tài già” xế dày dạn kinh nghiệm lâu năm đôi khi vẫn mắc phải.

Cầm vô-lăng không đúng vị trí 3h và 9h


Nhiều người thường có thói quen cầm vô lăng quá thấp hay quá cao trong khi lái xe hoặc cầm lái bằng một tay. Nghe qua có vẻ không ảnh hưởng gì nhưng khi có tình huống bất ngờ cần đánh lái gấp thì việc không cầm vô-lăng ở vị trí 3-9h sẽ làm cho thao tác đánh lái kém linh hoạt và xử lý không còn chính xác. Có thể dẫn đến va chạm khi không kịp tránh vật cản.

Bạn cũng nên giữ tư thế lái ngồi thẳng và không nên quá nghiêng ra phía ra để đảm bảo tầm quan sát tốt nhất.Lái xe đường phức tạp hay lái xe trong điều kiện thông thường, đặt tay ở vị trí 3h và 9h trên vô lăng (hoặc 2h và 10h tùy thuộc vào thói quen của bạn). Giữ vô lăng chắc chắn, ngón cái hướng lên trên. Đừng hướng ngón cái vào bên trong vô lăng khi lái xe trong tình huống phức tạp, bởi nếu xe va vào đá hoặc chướng ngại vật vô lăng có thể xoay gấp, tiềm ẩn nguy cơ khiến ngón cái hoặc cổ tay của bạn bị thương.

Không gập gương

Khi đậu xe, bạn cần gập kính hậu ngay khi có thể để tránh việc các phương tiện khác va quẹt làm hư hỏng kính. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý gương trên xe mình là dạng gập điện hay cơ vì nếu như cố gắng dùng sức mạnh để gập gương điện sẽ làm hư hệ thống mô tơ và bánh răng vận hành.

Đi vào điểm mù của xe khác

Duy trì việc đi song song cùng chiều với một xe là việc gây nên nguy cơ tai nạn khá cao. Cũng như khi vượt trái một chiếc xe tải lớn mà bạn không tăng tốc nhanh để vượt qua thì có thể gặp xe đối diện đi xuống. Hoặc chiếc xe mà bạn đang vượt cũng lấn sang trái để vượt một xe khác hay né chướng ngại vật thì có thể gây va chạm. Tốt nhất là khi vượt xe thì bạn nên nháy đèn pha và bấm còi để xe phía trước bạn có ý định vượt và nhanh chóng thoát khỏi vùng điểm mù để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, việc đi song song với xe khác cũng gây cản trở giao thông khi các phương tiện phía sau muốn vượt qua nhưng không thể.

Không chú ý đến các đèn báo trên cụm đồng hồ

Khi có bất kỳ một loại đèn báo nào đó xuất hiện trên cụm đồng hồ thì tất nhiên là xe bạn đang gặp phải một vấn đề gì đó. Một trong những tình huống thường gặp là các tài xế quên hạ phanh tay đối với các xe dùng phanh tay cơ. Nếu không nắm hết ý nghĩa các thông số này, bạn có thể tra cứu trên mạng hoặc cẩm nang hướng dẫn sử dụng ôtô. Rất nhiều tài xế, kể cả những người lái xe lâu năm và những lái mới thường lờ đi các dấu hiệu cảnh báo về dầu phanh, nước làm mát, lọc gió có thể khiến cho chiếc xe của bạn hư hỏng nghiêm trọng và nằm đường.

Không trả thẳng lái khi đậu xe

Có khá nhiều người đậu xe xong và thường tắt máy và rời đi ngay chứ không trả thẳng lái. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống lái nếu liên tục xảy ra trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nếu không trả thẳng lái thì tài xế sẽ có thể quên là xe đang lệch lái, khi cần đi gấp sẽ lên xe đạp ga đi ngay và có thể gây va chạm vì chiếc xe không đi thẳng.

Tuy nhiên, khi đậu xe ở nơi có dốc xuống thì bạn cần đánh lái vào trong lề đường và dốc lên thì phải đánh lái ra ngoài. Việc này để đề phòng khi xe mất phanh tay thì sẽ đi vào bên trong lề đường, không chạy ra ngoài đường chính, tránh gây va chạm.

Đậu xe kênh bánh

Xe ô tô được thiết kế với các chi tiết dàn đều trọng lượng lên cả 4 bánh xe. Khi đậu xe kênh bánh thì sẽ có hai bánh phải chịu lực lớn hơn hai bánh còn lại. Gây tác động đến hệ thống treo, thước lái và giảm tuổi thọ của lốp xe.
Trên đây là nhưng điều rất cơ bản nhưng không phải lái xe nào cũng biết, cũng thông qua bài viết này mà các chuyên gia đã phân tích rất rõ ràng nhất, các bạn có thể dành ra một phần nhỏ thời gian để nghiên cứu xem mình đã làm đúng như những gì mà các chuyên gia của Ford Vinh nêu ra ở trên hay chưa? Nếu chưa thì các bạn hãy xem lại và có cách điều chỉnh phù hợp . Chúc các bạn lái xe an toàn!

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

Tác dụng của đèn xe hơi mà không phải ai cũng biết

Ngoài đèn pha, cốt hay đèn xi nhan quen thuộc, trên xe hơi còn có các loại đèn khác với sự quan trọng không kém và tác dụng của nó không phải ai cũng biết rõ. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại đèn xe hơi.

Đèn định vị ban ngày DRL

Ở một số quốc gia trên thế giới có quy định bắt buộc phải sử dụng đèn định vị ban ngày DRL (Daytime Running Light) bởi đèn này tăng khả năng nhận biết cho người điều khiển các phương tiện giao thông khác.
Thông thường đèn DRL định vị ban ngày sử dụng đèn LED vừa để tăng tính thẩm mỹ cũng như khả năng nhận diện trên ô tô. Còn ở một số xe đời cũ hơn, chúng được trang bị đèn DRL dạng bóng sợi đốt.

Đèn sương mù (đèn gầm)

Như chính tên gọi của nó, đèn gầm hay đèn sương mù làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện giao thông ở phía trước và phía sau trong điều kiện thời tiết không tốt như trời tối, trời mưa, trời nhiều sương làm giảm khả năng quan sát của người lái xe.
Theo quy định, đèn sương mù có ánh sáng vàng đặc trưng để nhận diện. Vị trí lắp đèn sương mù, đèn gầm thường là phần gầm thấp, phía dưới trước đầu xe để tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông phía đối diện.

Đèn phản quang

Đèn phản quang được lắp đặt phía ba đờ sốc dưới đuôi xe, thường đặt trên ống xả, có tác dụng chính là phản lại ánh sáng khi phương tiện giao thông phía sau soi vào để nhận biết vị trí khoảng cách các xe. Chức năng này được tích hợp sẵn ở đèn hậu nhưng thông thường xe ô tô vẫn có cả hai.

Đèn soi biển số

Đèn soi biển số được thiết kế đặt ngay trên biển số, phía sau xe có tác dụng chính là soi biển số đăng ký để cho các cơ quan chức năng và người khác có thể đọc biển đăng ký xe vào ban đêm. Đèn sẽ được bật khi người lái bật đèn pha.

Đèn trần

Đúng như tên gọi của nó, đèn này được lắp trên trần xe có tác dụng chính là chiếu sáng nội thất xe, chúng được bật khi người ngồi trong xe tác động vào các công tắt thủ công thường nằm cùng với hộp đèn.

Đèn viền nội thất

Đèn viền nội thất (Ambient light) xuất hiện gần đây trên xe hơi, chủ yếu là các mẫu xe đắt tiền nhằm tăng vẻ lung linh và sang trọng trong nội thất xe. Đèn viền nội thất có thể cho phép tùy chọn nhiều màu sắc khác nhau và cấp độ sáng khác nhau thông qua tùy chỉnh trên màn hình trung tâm.